tin-tuc tin-tuc-su-kien
Làm gì khi con bạn không thích học tiếng Anh?
Đừng quá lo lắng
Ngay cả ở một đất nước có truyền thống học tập như Nhật Bản, vẫn có tới 60% học sinh ghét các giờ ngoại ngữ tại trường theo khảo sát năm 2015. Còn tại Việt Nam tuy chưa có thống kê tương tự nhưng với kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm 2016 điểm tiếng Anh trung bình chỉ có 3,48 thì có thể thấy đa số trẻ chưa thực sự thích và dành thời gian cho tiếng Anh.
Thực tế, việc thiếu cơ hội giao tiếp và phải học nặng về ngữ pháp là hai nguyên nhân chính làm học sinh không thích, đôi khi là sợ môn tiếng Anh. Các quy tắc ngữ pháp phức tạp làm con bạn cảm thấy tiếng Anh là ngôn ngữ xa lạ. Với việc học lớp đông người, học sinh không có cơ hội “trò chuyện” với thầy giáo mà chỉ là ngồi nghe một cách thụ động, thỉnh thoảng mới được gọi trả lời khi đến lượt, khiến trẻ không có hứng thú học.
Bạn không thể thay đổi mô hình giáo dục bên ngoài xã hội, nhưng có thể tạo cho con mình môi trường học tiếng Anh riêng để con hứng thú hơn với môn học này.
Nhiều cha mẹ cho rằng, cách tốt nhất để giúp con học một ngôn ngữ khác, đó là cho con tiếp xúc với ngôn ngữ đó nhiều nhất có thể thông qua tranh ảnh, phim hoạt hình, chơi games trên điện thoại hoặc máy tính … Điều đó đúng, nhưng chưa đủ vì đây cũng là hình thức học thụ động, hơn nữa sở thích của mỗi bé là khác nhau nên chưa chắc điều áp dụng với con người khác đã thích hợp với con bạn.
Không có phương pháp nào tốt hơn việc chính phụ huynh có thể tương tác và giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ. Cho dù tiếng Anh của cha mẹ chưa thực sự tốt, nhưng điều quan trọng lại nằm ở chỗ phụ huynh có sự nhiệt tình và có thể khích lệ và khen ngợi trẻ thông qua tương tác hai chiều. Ngôn ngữ là để giao tiếp, nếu bạn không thể giao tiếp cùng con thì hãy tìm cách để con bạn có cơ hội giao tiếp với giáo viên nhiều nhất có thể, cho con được nghe, đọc, xem những gì theo đúng những chủ đề bé thích, giúp bé khám phá ra sự thú vị của ngôn ngữ.
Không nên quá cầu toàn
“Nên học nói trước hay ngữ pháp trước?” hay “Làm sao để con phát âm chuẩn?” là những băn khoăn của phần lớn phụ huynh khi bắt đầu cho con học tiếng Anh. Ở lứa tuổi nhỏ, ngữ pháp sẽ là những thứ rất trìu tượng mà cho dù có cố “nhồi nhét” đến mấy thì con bạn cũng không thể hiểu nổi. Trẻ chỉ cần quen với những cấu trúc câu được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể. Học tiếng Anh theo tình huống ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.
Bạn cũng đừng quá thất vọng khi con bạn nói sai, vì trẻ bản ngữ cũng nói sai và chúng dần hoàn thiện qua quá trình giao tiếp với người lớn. Điều quan trọng là bạn hãy tạo cho con mình có kỹ năng và phản xạ giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi con bạn 9, 10 tuổi, ở lứa tuổi bắt đầu có tư duy logic, bạn có thể bắt đầu cho con làm quen với ngữ pháp để giúp con hoàn thiện thêm các kỹ năng.
Theo kinh nghiệm chia sẻ của những gia đình có con đạt 7 hay 8 điểm IELTS ngay chỉ khi mới 9, 10 tuổi thì bí quyết của họ là duy trì thói quen học ngoại ngữ tại nhà mỗi ngày, mỗi buổi học không nhiều nhưng liên tục. Với trẻ nhỏ, chỉ cần duy trì thói quen học ngoại ngữ 15 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng dần thời lượng khi bé lớn hơn. Đừng đặt áp lực lên con mình. Hãy tạo cơ hội để con được tiếp cận với tiếng Anh một cách tự nhiên và vui vẻ, bạn sẽ thấy con mình tiến bộ một cách bất ngờ.
Tại Talky Town, chúng tôi tâm niệm mỗi học sinh như một búp măng non vì vây trong suốt quá trình học, các con không những nhận được sự trợ giúp đắc lực của các thầy cô và trợ giảng mà còn nhận được sự đồng hành từ chính bố mẹ các con. Thông qua sổ liên lạc, cha mẹ hoàn toàn biết về tình hình học tập, hoạt động của con em mình. Ngoài ra, các bài tập về nhà, các hoạt động ngoại xen kẽ giúp con không những học tốt mà bố mẹ hoàn toàn có thể học cùng con chơi cùng con một cách tự nhiên và thoải mái nhất.